Trà nõn tôm chính là dòng trà xanh cao cấp nhất của của vùng trà Thái Nguyên. Thế nhưng nhiều người yêu trà nõn tôm vẫn chưa nắm được thông tin chi tiết về dòng trà này.
Và bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trà nõn tôm Tân Cương Thái Nguyên.
TRÀ NÕN TÔM LÀ GÌ?
Trà nõn tôm là đặc sản nổi tiếng của vùng trà Tân Cương Thái Nguyên. Vùng đất được xem là vùng trà xanh trung du tốt nhất Việt Nam. Lý do là Thái Nguyên có thổ nhưỡng cũng như khí hậu thích hợp cho cây trà phát triển.
Trà nõn tôm Thái Nguyên còn có thể được xem là một nhóm trà ngon cao cấp. Vì chỉ phần ‘nõn tôm’ của lá trà được thu hái. Và số lượng nõn tôm trên một cây trà là rất ít.
Nõn tôm là cách gọi ở Tân Cương Thái Nguyên cho phương pháp hái trà ‘fine plucking’. Fine Plucking là một quy chuẩn hái trà cao cấp. Với quy chuẩn này thì phần lá trà non nhất được thu hái. Tức là chỉ phần búp trà (tôm) và hai lá non kế tiếp (nõn) được hái.
Chính vì được làm chỉ từ lá trà non nên cánh chè nõn tôm rất mỏng và nhỏ. Hương vị thì cũng ngon hơn rất nhiều loại trà bình thường.
PHÂN HẠNG TRÀ NÕN TÔM
Ở Tân Cương Thái Nguyên thì trà nõn tôm được phân hạng như sau:
- Trà Đinh: chỉ hái búp trà non nhất. 100% tôm.
- Trà Đinh Nõn: một búp trà và một lá non kế tiếp. 40% tôm và 60% nõn.
- Trà Nõn Tôm: búp trà và hai lá non kế tiếp. 20% tôm và 80% nõn.
- Trà Nõn Lửng: phần lá thứ hai, ba và tư. 80% nõn và 20% lá tư.
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÀ NÕN TÔM TÂN CƯƠNG THÁI NGUYÊN
Cánh trà nõn tôm mỏng và nhỏ
Do được làm từ những lá trà non nhất của cây trà. Thế nên cánh trà nõn tôm khô cũng sẽ mỏng và nhỏ. Tỷ lệ tôm và nõn chuẩn sẽ rơi vào khoảng 20% tôm và 80% nõn.
Để xác định tỷ lệ này chính xác thì nhìn cánh trà khô rất khó. Thay vào đó là bạn nên xem bã trà sau khi pha.
Sau khi pha thì lá trà sẽ nở ra và phần nào quay trở về hình thái như lá trà tươi. Lúc này bạn sẽ dễ xác định được tỷ lệ tôm và nõn của loại trà bạn đang dùng.
Hương bùi cốm tự nhiên
Trà nõn tôm nói riêng hay trà xanh nói chung của trà Tân Cương Thái Nguyên đều có mùi hương đặc trưng. Đó chính là hương ngậy béo như cốm nếp, vị tươi của lá, thơm giòn của việc xao chảo, và hơi tanh nhè nhẹ như rong biển.
Chè nõn tôm mới ngay sau khi xao thì sẽ có mùi áp chảo và mùi tanh nhiều. Thế nên trà tốt nhất là nên uống sau khi chế biến từ 2 tuần cho đến một tháng. Như vậy mùi nếp hay cốm sẽ dậy hơn rất nhiều.
Để biết rõ mùi hương của lá trà khô. Thì bạn chỉ cần làm nóng ấm bằng nước sôi. Sau đó đổ nước đi. Rồi cho lá trà khô vào ấm. Đậy nắp rồi lắc nhẹ. Khi mở nắp và ngửi miệng ấm bạn sẽ thấy mùi trà ngào ngạt.
Trà có hương tự nhiên sẽ rất dậy mùi. Nhưng không dội. Còn trà ướp hương hoá học mùi sẽ rất thơm và nồng. Hương thơm nhân tạo sẽ xộc thẳng vào mũi.
Trà ngon khi rót ra thì mùi hương sẽ lan toả khắp phòng. Nhất khi ngồi phòng máy lạnh nữa thì tất cả mọi người ngồi trong phòng đều nghe thấy mùi trà thơm.
Để đánh giá mùi hương của nước trà tốt nhất. Thì bạn có thể ngửi nắp ấm ngay sau khi rót trà. Lúc này các thành phần dễ bay hơi (volatile) sẽ bám nhiều vào nắp ấm. Nên ngửi nắp ấm là bạn có thể đánh giá mùi trà chính xác nhất.
Nước trà nõn tôm có màu xanh nõn
Thường thì nhiều sẽ nghĩ là màu nước trà càng xanh thì càng ngon. Thế nhưng đối với trà nõn tôm thì không phải lúc nào nước phải thật xanh mới là chất lượng.
Nước trà không tẩm màu sẽ có màu xanh nõn chuối nhạt. Có nghĩa là nằm giữa màu xanh lá cây và màu vàng. Nếu làm theo kiểu truyền thống thì nước trà sẽ hơi đục khi tráng và có màu vàng nhiều hơn.
Chè Thái Nguyên kiểu truyền thống thường sẽ có cánh trà bạc, nước trà thì hơi đục và có màu vàng sáng. Thế nhưng hiện nay do nhu cầu thị trường thích nước xanh nên trà kiểu mơi giờ nước xanh hơn ngày xưa.
Gia đình mình một thời gian dài vẫn giữ cách làm này. Nhưng do nhu cầu thị trường giờ khác nên cũng thay đổi để nước xanh hơn.
Còn nước trà mà xanh ngắt neon như lá cây thì phải nên cẩn thận. Một là tẩm màu để có màu xanh như vậy. Còn hai nữa là trà được cho bón đạm quá nhiều nên sẽ có nước trà màu rất xanh.
Tuy nhiên, trà bị bón đạm quá nhiều sẽ có vị đắng nhiều. Hậu vị là gần như không có. Những loại trà này chỉ đẹp mã ở cánh trà và màu nước mà thôi. Còn hương vị thì rất tệ.
Vị trà nõn tôm rất cân bằng
Đối với mình thì vị chè nõn tôm ngon phải ngậy béo, vị ngon umami, đắng chát vừa phải và tan nhanh, nước trà phải sệt và tráng miệng, và quan trọng nhất là hậu ngọt kéo dài.
Những cây trà vừa đủ tuổi sẽ có vị trà rất vừa vặn. Đậm đà vừa phải. Còn cây trà quá non thường sẽ có thiên hướng chát nhiều.
Trà đến từ Tân Cương Thái Nguyên sẽ luôn ngậy và ngọt nhiều. Trà được bón quá nhiều phân hoá học thường cũng sẽ đắng nhiều.
CÁCH PHA TRÀ NÕN TÔM NGON
Trong phần này thì mình sẽ không viết chi tiết. Vì nói thật là trà là uống theo gu. Mà đã là gu thì cứ tập pha uống từ từ là sẽ hình thành được cách pha của riêng mình.
Nước
Để pha trà nõn tôm ngon thì yếu tố hàng đầu vẫn là nước mà thôi. Dùng nước máy cũng tạm được, nhưng tốt hơn thì nên dùng nước lọc qua lõi lọc thường (than hoạt tính, sỏi, cát…).
Không nên dùng nước lấy từ màng lọc RO vì màng này lọc nước quá sạch. Nếu lười thì bạn có thể mua bình nước đóng chai ở ngoài cũng rất ổn.
Ấm đun nước
Khi đun nước thì bạn nên dùng bình điện. Vì bình điện khi sôi sẽ tự ngắt. Nước pha trà sẽ không quá già nên pha trà nõn tôm sẽ ngon hơn. Nếu ấm đun có chỉnh được nhiệt độ sôi thì tốt hơn nữa. Vì nếu bạn gu nhẹ nhàng thì dùng nước khoảng 80 độ C cho đỡ ‘cháy’ trà.
Bạn có thể đặt mua ấm đun chỉnh nhiệt độ ở các sàn thương mại điện tử. Trước mình có dùng ấm của Matsuno hay Kamjove cũng vừa tiền và tốt.
Hiện thì mình dùng ấm Brewista. Siêng hơn thì đun nước bằng ấm Tetsubin hay ấm bạc.
Tỷ lệ trà và nước
Mỗi lần pha thì mình dùng khoảng 7g trà. Nếu pha kiểu Việt Nam thì hãm 7g trà với 500ml nước. Hãm 1-3 phút. Pha tầm 2 lượt nước là hết chất trà.
Còn pha kiểu Công Phu dùng ấm tử sa thì 7g cho ấm khoảng 120ml nước. Pha nhanh 20s, 0s, 30s, 60s, 120s.
Ấm pha trà
Nhiều người chơi ấm tử sa cũng hay hỏi mình là trà xanh Thái Nguyên thì nên dùng ấm tử sa gì thì hợp. Theo kinh nghiệm của mình thì ấm tử sa không có tác dụng nhiều khi pha trà xanh.
Những dòng trà như nhóm trà Phổ Nhĩ, hồng trà hay trà Ô long thì dùng ấm tử sa sẽ có nhiều lợi ích hơn. Thế nên bạn có thể dùng ấm sứ hay thuỷ tinh gì đều được.
Nếu có điều kiện dùng ấm tử sa thì bạn cứ dùng thôi. Ấm đất tử nê hay chu nê luôn là sự lựa chọn hàng đầu khi pha những dòng trà đậm đà như dòng trà xanh Thái Nguyên. Vì những nhóm đất này có thiên hướng làm ‘dịu’ trà. Khiến cho chúng ta dễ cảm nhận vị ngậy và ngọt hơn.
ATKDinhHoa.Com xin cam kết:
Chè sạch sản xuất thủ công
- KHÔNG tẩm ướp hóa chất tạo màu, tạo hương
- KHÔNG cho gia vị tăng độ ngọt
- MIỄN PHÍ giao hàng tận nhà trên toàn quốc, nhận Chè rồi thanh toán.
Thông tin liên hệ:
GIAN HÀNG ATK ĐỊNH HÓA – THÁI NGUYÊN
Hotline: 0394.513.314
Email: atkdinhhoa.com@gmail.com
Địa Chỉ: Địa chỉ: ATK Định Hóa – Đèo De, Phú Đình, Định Hóa. Thái Nguyên …